TINTUCSUNGHIEP

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ-PHÂN DÊ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SẴN CÓ
Mở đầu việc tận dụng phân chuồng cho bất kỳ quá trình cải thiện nào ở cây trồng, điều đầu tiên bạn cần làm là tiến thành thao tác kiểm tra đất. Kết quả thu được từ việc kiểm tra chất lượng đất sẽ đưa ra những yếu tố dinh dưỡng, đi kèm với những hạn chế tìm thấy được từ thành phần khác nhau. Từ đó, người dân có thể cải thiện chất lượng cây trồng bằng việc lựa chọn kết hợp các loại đất thích hợp.Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình này, hãy tìm đến văn phòng nông nghiệp ở hợp tác xã địa phương để nhờ sự trợ giúp.
Về cơ bản, người làm vườn luôn tìm kiếm phương pháp có thể giúp tăng nồng độ nitơ, phốt pho và kali(NPK) trong đất của họ. Bên cạnh đó, người dùng có thể cung cấp các vi chất dinh dưỡng khác cần thiết giúp đất lành mạnh, nhưng NPK là thành phần chính trong phân bón khi cung cấp đầy đủ chất dinh dường cần thiết cho cây trồng.
Khi sử dụng, phân chuồng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng so với các loại phân nông nghiệp khác.
-Đối với các chủ hộ nuôi trồng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân chuồng được biết đến như loại phân bón miễn phí hoặc được bán ra với giá thành rất thấp trên thị trường.

-Ngoài ra, phân chuồng góp phần cải thiện cấu trúc và độ dầy của đất, cải thiện đem lại sự thẩm thấu tốt hơn nhưng vẫn duy trì độ ẩm cao.
-Thêm vào đó, bón phân chuồng cũng được xem như là cách đơn giản và nhanh nhất để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất của bạn mà không cần dựa vào các nguồn phân bón bên ngoài.Bằng cách ủ phân chuồng đúng cách, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ gây hại cho cây trồng điển hình là việc diệt trừ các mầm bệnh, như salmonella. Chỉ với việc phân bố một khối lượng lớn phân thô trên bất kỳ không gian vườn bỏ hoang nào vào đầu mùa thu, các mầm bệnh tiềm năng sẽ dần tiêu tan giúp hình thành phân chuồng trong mùa đông. Điều này đặc biệt đúng khi áp dụng với phân gà– một loại phân bón chứa hàm lượng nitơ cao có thể đốt cháy hầu hết các loại thực vật. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này vào đầu mùa xuân để phân bón dần hình thành và phát triển.
Tránh sử dụng phân tươi trong bất kỳ khu vực bạn dự định sẽ thu hoạch trong 120 ngày tới. Tuy nhiên, tôi áp dụng phân bón phân hủy trong suốt quá trình tăng trưởng chiều cao cho cây trồng.
Xin lưu ý rằng phân luôn chứa thành phần muối với các nồng độ khác nhau. Nếu khu vực bạn sống có khí hậu khô hạn, hiện tượng đất bị nhiễm mặn là rất tự nhiên. Vì vậy, phân lấy từ động vật khỏe mạnh được nuôi theo phương pháp ăn sạch sẽ giảm thiểu nồng độ mặn ở đất. Với mô hình phun tưới tận dụng nguồn nước mưa, độ mặn luôn được kiểm soát. Mỗi cá nhân luôn cần phải cẩn trọng trong quá trình chăm bón: Khi cung cấp quá tải, phốt pho sẽ liên kết các nguyên tố khác, dẫn đến việc làm giảm đi chức năng của chúng.
Phân dê (phân chuồng)có thể không chứa nhiều nitơ. Nhưng một khi sử dụng phân dê được trộn với liều lượng ít nước tiểu, lượng nitơ sẽ tăng dần qua thời gian.
Phân chuồng (dê) thường có tính chất nguội, nó có độ pH cân bằng và ít muối hơn. Đối với những người chăn nuôi đầy kinh nghiệm, bạn sẽ rút ra được rằng phân dê khô hơn phân gà, có hình dạng viên nhỏ, giống như phân của thỏ (hoặc lớn hơn một chút). Những viên phân nhỏ này có xu hướng hấp thu thêm không khí khi trải qua quá trình ủ. Và với tính chất khô của phân dê, nó cho phép quá trình ủ diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Không giống như gà , bạn sẽ không ngửi thấy mùi từ phân dê. Mặc dù phân chuồng có thể chứa một các loại cỏ dại, nhưng nhìn chung phân dê dường như không thu hút được những con giun và ruồi so với phân chuồng gà. Phân chuồng (dê) nhẹ và dễ di chuyển. Tính chất này mang lại khá nhiều ích lợi trong việc làm vườn trồng rau, đặc biệt đối với những người đang bắt đầu làm quen với khu vườn của họ. Tôi đã thử bỏ phân chuồng dê trong vườn vào đầu mùa xuân và thật ngạc nhiên,khu vườn đã sẵn sàng để trồng trong vài tuần. Nói tóm lại, một chế độ ăn dinh dưỡng đi kèm việc chăm sóc hợp lí cho dê sẽ cho ra phân chuồng nhẹ. Và hiển nhiên, phân tốt mang lại hiệu quả cao cho mỗi mùa vụ mà đòi hỏi quá nhiều nhiệm vụ chăm sóc từ phía bạn. Một lần nữa, đừng ngại khó khi điều này đem lại thuận lợi trong một chặng đường dài, ngay cả khi bạn đang sử dụng phân trà, một loại phân có thể kết hợp tuyệt với với bất kỳ loại nào khác, không chỉ là phân dê.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Ý TƯỞNG KINH DOANH PHẢI PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG

Nhận diện ý tưởng kinh doanh là khởi đầu của quá trình khởi nghiệp. Phải xác định rõ đối tượng khách hàng cần phục vụ (khách hàng mục tiêu), từ đó thiết kế ý tưởng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Kế đến là tìm giải pháp công nghệ để sản xuất sản phẩm, biện pháp marketing để cho khách hàng biết đến sản phẩm và cách thức bán hàng phù hợp.
Khách hàng mục tiêu được xác định trên cơ sở nghiên cứu thị trường. Trọng tâm của nghiên cứu thị trường là phân tích các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng lĩnh vực trên các khía cạnh chất lượng, mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, nguyên liệu sử dụng, cách thức marketing, bán hàng, giá bán. Cần nhận diện những điểm khách hàng hài lòng nhất về sản phẩm, dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng như những điểm khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Đặc điểm khách hàng hài lòng nhất về sản phẩm hiện có trên thị trường sẽ được xem như là thuộc tính căn bản cần có cho thiết kế sản phẩm khởi nghiệp, điểm khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm hiện có trên thị trường là yếu tố cần khai thác để thiết kế sự khác biệt của sản phẩm (thuộc tính công nghệ), từ đó phát triển ý tưởng sản phẩm sao cho đảm bảo thuộc tính căn bản và thuộc tính công nghệ.
Thiết kế sản phẩm cần xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật vượt trội, nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản xuất, mẫu mã, bao bì, cách bày bán và giá bán sản phẩm. Nguồn nguyên liệu sử dụng phải được xác định dựa trên khả năng cung ứng, chi phí vận chuyển và khả năng thay thế bằng một loại nguồn nguyên liệu tương tự. Cần thiết lập trước danh mục các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào rõ ràng, khả năng cung ứng của từng nhóm nhà cung cấp về số lượng, chất lượng và giá.
mã, bao bì góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm. Tùy vào đặc thù của mỗi lĩnh vực, khách hàng mục tiêu mà thiết kế mẫu mã, bao bì phù hợp, căn bản nhất là phải đảm bảo sự tinh tế trong mẫu mã, an toàn trong bảo quản. Tương tự, màu sắc cũng là yếu tố cần lưu ý để phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.
Ý tưởng sản phẩm tối thiểu phải đảm bảo thuộc tính căn bản vì nếu không có thuộc tính này, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và không chấp nhận sản phẩm. Còn thuộc tính công nghệ tạo sự khác biệt giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý, kích thích sự tìm tòi, quyết định mua hàng. Thuộc tính công nghệ cũng giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa nhanh chóng, giúp marketing, bán hàng hiệu quả hơn, nhờ đó công ty có được nguồn thu tốt trong những ngày đầu khởi nghiệp.
Thiết kế sản phẩm luôn gặp rủi ro lớn liên quan đến khả năng chấp nhận của khách hàng. Cho nên trước khi đầu tư công nghệ, nhà xưởng sản xuất, kinh doanh, cần phải thăm dò khả năng chấp nhận của khách hàng. Sản phẩm mẫu được sản xuất ở phòng thí nghiệm, hoặc đặt hàng sản xuất thử ở một nơi có chi phí hợp lý. Sau đó thăm dò khách hàng bằng cách cho họ dùng thử để đánh giá các thuộc tính căn bản, thuộc tính công nghệ, khả năng chấp nhận giá bán cũng như mong đợi của khách hàng về cách thức mua hàng, thanh toán.
Kết quả thăm dò khách hàng cho biết có nên tiếp tục ý tưởng kinh doanh sản phẩm, hay phải dừng dự án khởi nghiệp. Nếu tiếp tục thì cần điều chỉnh đặc điểm nào của sản phẩm, mức giá bán có thể được chấp nhận. Từ đó xác định phương án công nghệ, cách thức marketing, bán hàng, quản lý vận hành mô hình kinh doanh, ước tính liều lượng vốn đầu tư cho phù hợp với giai đoạn đầu khởi nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả thăm dò khách hàng giúp dự đoán các rủi ro và tìm ra giải pháp xử lý rủi ro trong kinh doanh.
Ý tưởng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của công ty khởi nghiệp, đòi hỏi người khởi nghiệp phải nghiên cứu thị trường trước khi thiết kế ý tưởng, thăm dò khả năng chấp nhận của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm trước khi quyết định đầu tư sản xuất, kinh doanh.

TS. HUỲNH THANH ĐIỀN
Trích  bài dẫn : DOANH NHÂN SÀI GÒN

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

NHỮNG BIẾN CHUYỂN TO LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Jack Ma: Sắp đến thời tàn của các đại tập đoàn, những công ty nhỏ sẽ lên ngôi


Nhà sáng lập kiêm CEO của Alibaba là Jack Ma đã dành 800 giờ đi khắp thế giới trong năm 2016, và lên kế hoạch tăng con số này lên đến 1.000 giờ vào năm 2017, với mục tiêu tuyên truyền thật nhiều về Alibaba, toàn cầu hóa và trí tuệ nhân tạo.
Tỷ phú người Trung Quốc này vừa có cuộc trao đổi với CNBC nhân hội nghị Gateway17 tại Detroit (Mỹ). Dưới đây là những điểm nổi bật của cuộc phỏng vấn này:
Thời tàn của những gã khổng lồ
Các công ty đại chúng lớn nhất thế giới - như Apple, Alphabet và Amazon - đã trở nên mạnh đến mức một số nhà phê bình cho rằng họ sắp trở thành các tập đoàn độc quyền.
Nhưng Jack Ma cho rằng sức mạnh của các công ty khổng lồ đang trên đà suy giảm, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ được tiếp xúc với internet.
Ma nói: "Quy mô lớn đã từng là hình mẫu để theo đuổi. Tuy nhiên, khả năng cá nhân hoá và tùy chỉnh mới là tương lai".
Trong một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2017, Ma nói Alibaba có kế hoạch tạo ra 1 triệu việc làm cho nước Mỹ trong 5 năm tới, chủ yếu bằng cách thúc đẩy doanh số bán hàng từ các doanh nghiệp nhỏ.
"Một trong những cách tốt nhất để tạo ra công việc là giúp các doanh nghiệp nhỏ bán những sản phẩm địa phương của họ ra toàn thế giới", Ma nói. "Và chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ, bởi vì trong 30 năm tới thị trường sẽ là rất khốc liệt."
Thương mại và toàn cầu hóa
Gần đây, nhiều mâu thuẫn chính trị và kinh tế đã gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trump đăng một dòng tweet trước cuộc họp của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4 vừa qua: "Chúng ta không thể cứ chịu thâm hụt thương mại khổng lồ và mất đi việc làm nữa. Các công ty Mỹ phải chuẩn bị để xem xét các lựa chọn thay thế khác".
Nhưng Jack Ma nói với CNBC rằng ông tin rằng nhiều hàng hoá "sản xuất tại Mỹ" - vốn là một ưu tiên của Trump - có thể là lựa chọn hoàn hảo cho tầng lớp trung lưu đang tăng lên của Trung Quốc. Ông đã lấy ví dụ về thời điểm cuối tuần trước, khi Alibaba bán được 2 triệu thỏi son môi sản xuất tại Mỹ chỉ trong vòng 15 phút.
Trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ làm thay đổi thế giới
Ông Ma cho biết những cơ hội và rủi ro từ AI và toàn cầu hóa là những chủ đề thôi thúc ông không ngừng đi vòng quanh thế giới:
"Đó là lý do tại sao tôi không ngừng đi lại, nói chuyện với tất cả các nguyên thủ quốc gia rằng họ nên hành động nhanh chóng. Nếu họ không hành động nhanh, họ sẽ gặp rắc rối. Khi chúng ta thấy có điều gì đó sắp đến, chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ. Quan điểm của tôi là bạn phải sửa mái nhà trong khi nó vẫn chưa sụp".
Theo Ma, AI có thể đem lại lợi ích là giải phóng thời gian của con ngườ, để họ có thể làm việc ít hơn và đi du lịch nhiều hơn. Ông cho rằng: "Tôi nghĩ trong 30 năm tới, mọi người chỉ làm việc 4 giờ mỗi ngày và có thể là 4 ngày mỗi tuần. Trước đây, ông tôi phải làm ruộng tới 16 tiếng mỗi ngày và nghĩ rằng ông ấy rất bận rộn. Ngày nay chúng ta làm việc 8 giờ mỗi ngày, 5 ngày một tuần và nghĩ rằng chúng ta cũng rất bận rộn".
Ma nói thêm rằng nếu mọi người ngày nay có thể đến thăm 30 nơi khác nhau trong cuộc đời, trong 3 thập kỷ tới con số này sẽ là 300 địa điểm.
Tuy nhiên, Jack Ma cũng nói rằng sự phân chia giàu nghèo - giữa những người làm công và các ông chủ - sẽ ngày càng được phân định rõ rệt hơn thông qua việc ứng dụng dữ liệu và tự động hóa, trừ khi các chính phủ tỏ ra sẵn sàng chấp nhận "những lựa chọn khó khăn".
Ma nói: "Cuộc cách mạng công nghệ đầu tiên đã gây ra Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Cách mạng công nghệ lần thứ hai gây ra Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Đây là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba. "
Trước tình trạng công nghệ học máy (machine learning) và AI lấy đi nhiều việc làm của con người, "cuộc cách mạng công nghệ thứ ba có thể gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba", Ma nói.
Ông Ma, vốn tốt nghiệp đại học với tấm bằng sư phạm, cũng cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới nên chú ý đến hệ thống giáo dục để tránh những thiệt hại có thể đi kèm với tự động hóa.
"Tôi không nghĩ chúng ta nên biến máy móc trở thành giống như con người," ông Ma nói. "Chúng ta nên chắc chắn rằng máy móc có thể làm những điều mà con người không thể làm được".
Bá Ước
Nguồn CNBC, http://nhipcaudautu.vn

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI DÊ HIỆN NAY

PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI DÊ
Phương thức chăn nuôi dê được thể hiện chủ yếu bằng chế độ nuôi dưỡng và biện pháp quản lý đàn trong quá trình chăn nuôi. Chăn nuôi dê hiện nay phổ biến có các phương thức chính như sau:
1- Chăn nuôi quảng canh
Dê được chăn thả hoàn toàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lựa những loại thức ăn tự nhiên đa dạng. Việc quản lý đàn dê và công tác giống không được tiến hành theo cá thể. Đôi khi cần bổ xung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ lá tại chuồng. Nuôi dê theo phương thức quảng canh thường có năng suất thấp nhưng yêu cầu vốn đầu tư về giống, thức ăn, chuồng trại thấp. Phương thức này thường được áp dụng để nuôi dê địa phương lấy thịt. Những nơi có đồi, bãi, núi đá hay rừng cây rộng thì có thể áp dụng phương thức này.
2- Chăn nuôi bán thâm canh
Dê được nuôi theo kiển chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực quanh nhà, đồi gò, hoặc hình thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài các loại cỏ lá tự nhiên mà dê tự kiếm được khi chăn thả, chúng còn được cung cấp một lượng thức ăn nhất định ,kể cả thức ăn thô (cỏ thu cắt, phụ phẩm cây trồng) và thức ăn tinh (cám, hạt ngũ cốc, tinh hỗn hợp ...) và thức ăn bổ sung khoáng. Các loại thức ăn bổ sung khoáng, muối, protein và cỏ, lá hoặc phụ phẩm nông nghiệp thường được cung cấp tại chuồng vào ban đêm và ngày mưa gió không đi chăn thả. Với phương thức này người chăn nuôi có thể quản lý cá thể được đối với hướng nuôi dê kiêm dụng sữa-thịt tại nông hộ.
Ảnh : internet
3- Chăn nuôi thâm canh
Nếu nuôi dê lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa-thịt, nhất là ở những nơi không có điều kiện chăn thả, thì có thể áp dụng phương thức nuôi thâm canh. Ở phương thức này dê được nuôi nhốt trong chuồng hoàn toàn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản xuất.
Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm thức ăn thô xanh (các loại lá cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng thu cắt) và các loại thức ăn tinh (ngũ cốc, tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng) và các loại thức ăn bổ sung (nắm thức ăn chứa urê và rỉ mật, tảng đá liếm bổ xung khoáng, muối).
Rơm, cỏ khô, ngọn, lá hoặc thân cây mía và các phụ phẩm nông nghiệp khác (bã đậu, bã sắn...) đều là nguồn thức ăn tốt cho dê trong phương thức chăn nuôi này. Việc chọn lọc, loại thải con giống và ghép đôi giao phối trong đàn dê giống dựa trên cơ sở ghi chép theo dõi kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của đàn giống.
3- Nuôi dê trong các hệ thống canh tác hỗn hợp
Dê có thể nuôi chăn chung trên đồng cỏ cùng với cừu hay các loài gia súc khác. Việc nuôi dê có thể tiến hành dưới hình thức cho chăn thả dưới tán cây trồng lâu năm như dừa, cọ, cao su, v.v... Chăn nuôi dê có thể là một hợp phần quan trọng trong các hệ thống canh tác

hỗn hợp VAC (Vườn-Ao-Chuồng) hay VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng).

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

NHỮNG THUẬN LỢI TRONG CHĂN NUÔI DÊ

THUẬN LỢI TRONG CHĂN NUÔI DÊ
Chăn nuôi dê có những lợi thế quan trọng sau đây

1/ Sử dụng được các loại thức ăn sẵn có ít cạnh tranh
Dê là gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn giàu xơ, đặc biệt là các loại cây lùm bụi, chình ví thể có thể khai thác được một cách có hiệu quả các diện tích đất khác nhau để chăn nuôi. Thức ăn của dê đa dạng, phong phú, dễ tìm kiếm. Chăn nuôi đê cần ít diện tích đồng cỏ. Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Dê còn có thể nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, trong sân bãi để cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể kết hợp chăn thả dê dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp hay vùng đồi gò, núi đá.
Nếu chăn thả dê dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả chúng còn giúp làm hạn chế cỏ dại, cây bụi không có lợi phát triển, phân dê thải ra lại là nguồn phân bón tốt cho cây trồng.
Đàn dê lai
Nguồn: internet

2/ Dê có khả năng thích ứng rộng về khí hậu và địa hình
Dê có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, kể cả vùng khô cằn khắc nghiệt (nhờ có khả năng sử dụng nước tiết kiệm) hay địa thế hiểm trở (nhờ khả năng leo trèo giỏi). Dê có thể sống ở những nơi khó khăn và khô hạn, thâm chí các gia súc nhai lại khác có thể không chịu đựng được.
3/ Chăn nuôi dê không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn
Vốn cần để nuôi dê ít hơn so với trâu bò tính theo mỗi đầu con.

3/  Dê có sức sản xuất khá cao
Dê có tuổi đẻ lứa đầu tương đối sớm (11-13 tháng tuổi), mỗi năm trung bình mỗi dê cái sinh sản đẻ 1,5-1,7 lứa, mỗi lứa 1,4-1,8 con. Do vậy, nếu so sánh mua 1 dê cái mới sinh ra cùng với 1 bê cái thì sau 4 năm dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500 kg; trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350 kg. Do vậy chăn nuôi dê cho phép tăng đàn và thu hồi vốn nhanh hơn chăn nuôi trâu bò.

4/ Dê dễ chăm sóc và quản lý
Dê là con vật nhỏ bé, hiền lành nên dễ chăm sóc quản lý và dễ vận chuyển, đặc biệt là trong tình trạng khẩn cấp. Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi dê thường đơn giản, dễ làm và không tốn kém nhiều. Phụ nữ và trẻ em có thể dễ dàng chăm sóc dê.

5/ Thị trường tiêu thụ thịt dê thuận lợi

Thịt dê là nguồn thực phẩm có giá trị và được thị trường ưa chuộng, nhưng chăn nuôi dê ở nước ta mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đó. Như vậy, ngành chăn nuôi dê không có khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

GIÁ TRỊ CỦA SỰ CỐ GẮNG
Trong quá trình khởi nghiệp song song với những thành công đạt được thì không ít người gặp phải những thất bại khó tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là bạn rút ra được những bài học thất bại khi khởi nghiệp sau những sai lầm.

Nền kinh tế hiện nay đang phát triển không ngừng theo hướng năng động và phát huy tối đa năng lực cá nhân. Nó tạo điều kiện cho nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo có tiền đề để phát triển. Mô hình khởi nghiệp hiện nay đang được áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Trước hết, hãy nghĩ lại bạn thất bại phải chăng do bạn chưa trang bị kỹ cho mình những kiến thức cần có về lĩnh vực mà mình chuẩn bị khởi nghiệp. Bạn phải tìm hiểu sản phẩm của mình sắp tung ra thị trường có thực sự khả quan, phù hợp với nhu cầu của khách hàng?

Việc chuẩn bị những kiến thức về pháp là điều vô cùng quan trọng, bởi khi khởi nghiệp bạn phải đăng ký nhiều loại giấy tờ để công ty của mình có thể hoạt động được. Dù là kinh doanh mặt hàng, sản phẩm nào tất cả đều không được vi phạm pháp luật. 

bai hoc that bai khi khoi nghiep

Thiếu niềm tin và sự kiên định với mục tiêu lý tưởng mình đặt ra cũng chính là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của bạn khi khởi nghiệp. Bạn phải nung nấu những dự định của mình và sẵn sàng biến nó thành hiện thực với lòng tin và những kế hoạch cụ thể.

Phải chăng bạn chưa có sự hoạch định rõ ràng về con đường khởi nghiệp của mình, chắc bạn cũng từng nghe câu: "Hãy theo đuổi những gì bạn làm và tiền sẽ đuổi theo bạn”. Nhiệt huyết và sự kiên trì rất quan trọng nhưng điều hơn nữa là việc bạn hiện thực hóa  ý tưởng đó của mình. Đây chính là chìa khóa thành công khi bạn khởi nghiệp.

Bạn gặp phải sự thất bại khi khởi nghiệp, điều này phải chăng do bạn chưa khẳng định được sự khác biệt của công ty mình so với những đối thủ cạnh tranh. Cách khởi nghiệp quá rập khuôn trở nên nhàm chán và không nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Điều này, sẽ khiến bạn tụt lại, có khoảng cách xa trên thị trường.

Bạn chưa hiểu được khách hàng cần những gì để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hãy đặt mình ở vị trí là khách hàng từ đó dẫn dắt những hành động phù hợp và hiệu quả. 
Khả năng làm việc độc lập của bản thân đã thực sự ổn? Bạn đã quen với việc làm việc mà không có người theo sát chỉ dẫn? Mọi chuyện có thể khó khăn khi bạn khởi đầu không có một chỉ dẫn nào cụ thể về những việc cần làm. Bạn đang làm chủ chính bạn, vì vậy bản thân cần có những tư duy, cách nhìn nhận và làm việc thực sự khoa học và mang lại hiệu quả.

Gặp những thất bại khi khởi nghiệp là điều không thể tránh khỏi, điều quan trọng là sau mỗi thất bại, khủng hoảng bạn học được những gì và tiếp tục đứng dậy hành động. Khởi nghiệp tốt hơn ở những lần kinh doanh sau.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO CHĂN NUÔI DÊ

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO DÊ

I. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA DÊ 
Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng trong chăn nuôi dê.

1. Nhu cầu về vật chất khô
Nhu cầu thu nhận vật chất khô của dê tính trên khả năng ăn tự do và tùy thuộc vào tính sản xuất của giống, trung bình ở mức 3 - 6% so với trọng lượng cơ thể chúng. So với trâu bò, dê có mức thu nhận cao nếu tính theo trọng lượng cơ thể chúng. Ðặc biệt là dê đang vắt sữa vào tháng thứ nhất và hai của chu kỳ, dê có khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.

Dê có thể ăn được hầu hết các loại lá cây, cỏ (170 loài, 80 họ cây). Các loại phụ phế phẩm nông, công nghiệp dành cho chăn nuôi. Nếu cho dê ăn tự do thì khả năng thu nhận vật chất khô rất cao.
Theo các thí nghiệm ở miền bắc, dê Bách Thảo nuôi nhốt hoàn toàn cho ăn cỏ voi, cỏ ghinê, lá chàm tai tượng, ngọn mía thì nhu cầu vật chất khô khoảng 2,75 - 2,87 kg VCK /100 kg thể trọng. Và theo Ðoàn Văn Bình, 1993 lượng vật chất khô và protein cho 1 kg tăng trọng được tùy theo tháng tuổi.


Giống dê Bách Thảo :
+ 0 - 3 tháng tuổi cần 1,52 kg VCK + 0,24 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 8 tháng tuổi cần 4,49 kg VCK + 0,72 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 9 tháng tuổi cần 6,02 kg VCK + 0,82 kg protein /1 kg tăng trọng.
+ Dê từ 0 - 12 tháng tuổi cần 8,20 kg VCK + 0,90 kg protein /1 kg tăng trọng.
Dê Bách Thảo miền bắc ở 12 tháng cần 1,16 kg vật chất khô để sản xuất ra 1 kg sữa và cần 8,2 kg vật chất khô để tăng 1 kg thể trọng.


2. Nhu cầu về năng lượng 
Hiệu quả sử dụng nhất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng lượng. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở DÊ TRƯỞNG THÀNH NẾU THIẾU NĂNG lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng lượng cơ thể.

Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...), sự phát triển của lông...

3. Nhu cầu về Protein 
Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức : Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.

a. Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi...). Mức protein cho duy trì khoảng 1g protein tiêu hóa cho kg trọng lượng sống.
b. Nhu cầu sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh trưởng và cho sản xuất sữa. Sự phát triển bào thai giai đoạn cuối chửa, nhu cầu protein cao hơn giai đoạn đầu chửa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê. Nếu tăng trọng 50 g/ngày cần cung cấp một lượng protein tiêu hóa là 23 - 60 g và tăng trọng 100 g/ngày cần 33 - 70 g protein tiêu hóa. Nhu cầu protein cho sản xuất sữa phụ thuộc vào hàm lượng béo trong sữa, nếu hàm lượng béo cao thì nhu cầu protein cao.


4. Nhu cầu về khoáng 
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzym, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể. Nhu cầu khoáng cho dê có thể phân làm hai nhóm chính :


a. Khoáng đa lượng:
- Canxi (Ca) cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng ; cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa.

- Photpho (P) : Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, thiếu P sẽ làm cho sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn...
- Natri (Na) và Clo (Cl) : Có thể cung cấp thường xuyên bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời làm tăng tính ngon miệng.
- Magiê (Mg) : Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzym. Thiếu Mg làm dê biếng ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm.
- Lưu huỳnh (S) : Là một thành phần quan trọng vì nó là thành phần của một số amino acid, đồng thời cũng là một nguyên tố khoáng cần thiết trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ.


b. Khoáng vi lượng:
- Sắt (Fe) : cần thiết cho quá trình hình thành Hemoglobin và các enzym trong quá trình oxy hóa.

- Iod (I9) : cần thiết cho quá trình tổng hợp những hormon tuyến giáp trạng để điều khiển cường độ trao đổi chất. Thiếu I gia súc mang thai đẻ con yếu và có thể chết.
- Kẽm (Zn) : cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất. Thiếu kẽm gia súc hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực, giảm khả năng thu nhận thức ăn...
- Mangan (Mn) : cần thiết cho hoạt động của enzym. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại miễn cưỡng, biến dạng da chân.


5. Nhu cầu về vitamin
Dê không đòi hỏi cao về nhu cầu của vitamin C, K, nhóm B cung cấp từ khẩu phần mà chỉ cần cung cấp D và E.
Vitamin A góp phần tạo những sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc và duy trì biểu mô. Vitamin D quan trọng cho quá trình Canxi hóa xương. Vitamin E liên quan tới quá trình bảo tồn toàn vẹn màng sinh học.



6. Nhu cầu về nước 
Dê có nhu cầu về nước đặc biệt thấp, thấp nhất trong số các gia súc nhai lại. Tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường 20 - 40oC thì nhu cầu về nước tăng. Vì vậy ta cần tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều, nhất là dê cái sữa khi đó năng suất sữa sẽ cao hơn. Ðể tạo điều kiện cho dê uống nước nhiều cần có các biện pháp sau đây :
- Cho dê uống nước sạch.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho dê uống nước do đó cần để nước gần chuồng.
- Ðối với dê sữa người ta tập cho dê uống nước trộn cám để kích thích vị giác của dê.

- Nhu cầu về nước của dê sữa trong mùa khô khoảng 3 lít /ngày. Ðể sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nước.
Một vài phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê :
Dê cần khoáng cho sự tăng trưởng và tăng lượng thức ăn ăn vào, nếu chúng ta cung cấp muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê.
Ðặt một ống tre đựng muối ở trong chuồng dê:
Cung cấp bằng cách này thì không phí vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng như nhu cầu mà nó cần.
. Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm:
+ Dùng một ống tre già có đường kính khoảng 6-9cm.
+ Cắt 1/2 giữa hai mắt (hình).
+ Lột vỏ bên ngoài của tre.
+ Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ tre chặt trong chuồng dê.
+ Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre.
+ Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75-100cm tính từ sàn.
. Có thể đặt một hộp muối nhỏ và cột lại trong góc chuồng(hình trang 65).

II. NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ 
Do đặc tính ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên cần sử dụng một lượng thức ăn hỗn hợp từ các loại như bắp, lúa, đậu... một lượng vừa phải trong khẩu phần của dê để nuôi lấy sữa nhằm khai thác hết tiềm năng của chúng.


1. Thức ăn thô xanh 
Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như : cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo... Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.


2. Thức ăn củ, quả 
Ðặc điểm là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế.


3. Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp 
Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bã, rỉ đường,... là nguồn thức ăn rất tốt cho dê, so với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

- Cám gạo: hàm lượng vật chất khô trong cám cao 85-90%, đạm thô 8-15%, cám có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 -15%.
- Bã đậu nành đậu xanh: cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê.
- Hèm bia: có tỷ lệ nước cao 80-95%, đạm thấp 2.7đến 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần của dê.

IV. MỘT SỐ KHẨU PHẦN CHO TỪNG LOẠI DÊ:
1. Dê cái vắt sữa
(1 kg cỏ khô tương đương 4- 5kg cỏ tươi)
+ Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác.
Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.
Ðối với dê Bách thảo ngoài khẩu phần duy trì là 0.15 kg thức ăn hổn hợp /35 kg thể trọng chúng ta còn cần tính thêm nhu cầu sản xuất là 0,4 kg thức ăn hổn hợp, 0,5 kg thức ăn củ quả /1kg sữa. Ðối với thức ăn thô xanh thì 3,5 kg có chăn thả kết hợp 7kg đối với phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.



2. Dê cái cạn sữa, có chữa
Ðối với dê Bách thảo:
+ Thức ăn hổn hợp: 0.3 đến 0.5 kg
+ Thức ăn củ quả : 0.4
+ 3- 6 kg thức ăn xanh/con/ngày.

3. Dê đực giống
 
Dê đực giống ngoài thức ăn căn bản (1 kg cỏ khô, 2 kg rơm, 1-2 kg cỏ tươi). Còn cần thêm 200g đến 500g thức ăn hổn hợp/con/ngày.



4. Dê Hậu Bị 
Có thể sử dụng khẩu phần như sau: 0,2 đến 0,3 kg thức ăn hỗn hợp, 0,3 đến 0,4 kg thức ăn củ quả + 2 - 4 kg thức ăn thô xanh.
Những điểm lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho dê:
+ Khẩu phần nên có nhiều thực liệu khác nhau
+ Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột điều này dẫn đến làm cho dê dễ bị chướng hơi.
+ Cần chú ý đến các giá trị về protein, khoáng, vitamin trong khẩu phần.

+ Khi phối hợp khẩu phần nên nhớ rằng nhu cầu còn tùy thuộc vào giống, phái tính, giai đoạn sản xuất.


TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ-PHÂN DÊ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SẴN CÓ Mở đầu việc tận dụng phân chuồng cho bất kỳ quá trình cải thiện nào ở cây trồng, điều đầu tiê...