PHƯƠNG PHÁP CHĂN
NUÔI DÊ
Phương thức chăn
nuôi dê được thể hiện chủ yếu bằng chế độ nuôi
dưỡng và biện pháp quản lý đàn
trong quá trình chăn nuôi. Chăn nuôi dê hiện nay phổ biến
có các phương thức chính như sau:
1- Chăn nuôi quảng
canh
Dê được chăn
thả hoàn toàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lựa những
loại thức ăn tự nhiên đa dạng.
Việc quản lý đàn dê và công tác giống không được
tiến hành theo cá thể. Đôi khi cần bổ xung
thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ lá tại chuồng. Nuôi
dê theo phương thức quảng canh thường
có năng suất thấp nhưng yêu cầu vốn đầu tư về
giống, thức ăn, chuồng trại thấp.
Phương thức này thường được áp dụng để nuôi dê
địa phương lấy thịt. Những nơi có đồi, bãi,
núi đá hay rừng cây rộng thì có thể áp dụng phương
thức này.
2- Chăn nuôi bán
thâm canh
Dê được nuôi
theo kiển chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực
quanh nhà, đồi gò, hoặc hình thức
nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài các loại cỏ
lá tự nhiên mà dê tự kiếm được khi chăn
thả, chúng còn được cung cấp một lượng thức ăn nhất
định ,kể cả thức ăn thô (cỏ thu cắt, phụ
phẩm cây trồng) và thức ăn tinh (cám, hạt ngũ cốc,
tinh hỗn hợp ...) và thức ăn bổ sung
khoáng. Các loại thức ăn bổ sung khoáng, muối, protein và
cỏ, lá hoặc phụ phẩm nông nghiệp
thường được cung cấp tại chuồng vào ban đêm và ngày
mưa gió không đi chăn thả. Với phương
thức này người chăn nuôi có thể quản lý cá thể được
đối với hướng nuôi dê kiêm dụng
sữa-thịt tại nông hộ.
Ảnh : internet |
3- Chăn nuôi thâm
canh
Nếu nuôi dê lấy
sữa hoặc kiêm dụng sữa-thịt, nhất là ở những nơi
không có điều kiện chăn thả, thì có thể áp dụng phương thức nuôi thâm canh. Ở phương thức
này dê được nuôi nhốt trong chuồng
hoàn toàn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo
từng thời kỳ sản xuất.
Nguồn thức ăn
nuôi dê thâm canh bao gồm thức ăn thô xanh (các loại lá
cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng
thu cắt) và các loại thức ăn tinh (ngũ cốc, tinh hỗn
hợp giàu dinh dưỡng) và các loại thức ăn bổ
sung (nắm thức ăn chứa urê và rỉ mật, tảng đá liếm
bổ xung khoáng, muối).
Rơm, cỏ khô,
ngọn, lá hoặc thân cây mía và các phụ phẩm nông nghiệp
khác (bã đậu, bã sắn...) đều là
nguồn thức ăn tốt cho dê trong phương thức chăn nuôi
này. Việc chọn lọc, loại thải con giống
và ghép đôi giao phối trong đàn dê giống dựa trên cơ
sở ghi chép theo dõi kết quả sản xuất
của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của
đàn giống.
3- Nuôi dê trong
các hệ thống canh tác hỗn hợp
Dê có thể nuôi
chăn chung trên đồng cỏ cùng với cừu hay các loài gia
súc khác. Việc nuôi dê có thể
tiến hành dưới hình thức cho chăn thả dưới tán cây
trồng lâu năm như dừa, cọ, cao su, v.v... Chăn nuôi dê có thể là một hợp phần quan trọng trong các hệ
thống canh tác
hỗn hợp VAC
(Vườn-Ao-Chuồng) hay VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét