Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

GIẢI PHÁP TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP CÒN BỎ LỠ

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH
VỚI NẤM TRICHODERMA (Tricô-ĐHCT)
& VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM + HOÀ TAN LÂN 
Dương Minh-Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ
1. ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Sử dụng phân hữu cơ + VSVật đối kháng giúp cây trồng:
- Ổn định năng suất, giảm rủi ro về bệnh trong đất và không khí lâu dài.
- Tạo sản phẩm có chất lượng, an toàn, không kháng thuốc đồng thời tăng chất lượng sản phẩm (nhờ hữu cơ cung cấp) và giảm chi phí sản xuất.
- Thuốc trừ bệnh sinh học Tricô-ĐHCT có khả năng phân hủy tốt nhiều dư thừa thực vật thành phân hữu cơ đồng thời giúp ngăn chận nấm bệnh hại cây trồng.
- Các vi khuẩn cố định Đạm và hòa tan Lân tổng hợp chất N trong không khí và hòa tan chất P trong đất, cung cấp cho cây giúp tiết kiệm chi phí mua phân bón nhờ giảm được khoảng 100-150 kg/ha phân hóa học cần phải bón cho cây.


2. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ Ủ NÓNG PHÂN HỮU CƠ ĐẠT YÊU CẦU
- Cân bằng nguyên liệu với tỷ lệ C/N thích hợp (C/N = 25/1 đến 30/1).
- Tạo ẩm độ đống ủ đạt 50 – 60% (cân bằng nước và độ thông thoáng).
- Giử nhiệt độ đống ủ đạt ≥ 550C
- Đão trộn đống ủ (sau 3-4 tuần ủ) để tạo thoáng khí.
  • TỶ LỆ C/N CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU:

  • Xác bã thực vật:
  • Phân chuồng:
  • Xác bã trái cây 40
  • Gà vịt 10
  • Thân lá cây họ đậu 35
  • Heo 15
  • Xác bã rau cải 12
  • Trâu, bò, dê 18
  • Vỏ trấu 120

  • Rơm, rạ 55-60


LƯỢNG NGUYÊN LIỆU HỮU CƠ CẦN Ủ ĐỦ BÓN CHO 1000 m2 CÂY TRỒNG
Rơm, cỏ hay lá cây khô (kg)
Phân chuồng (bò, heo...,
bao 40 kg)
Urê bổ sung
(g/m3, pha tưới)
200
8 bao
0
250
4 bao
50-75 g
300
2 bao
100-150 g
350-450
0
200-250 g

3. QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN Ủ PHÂN HỮU
 CƠ VI SINH VỚI TRICÔ-ĐHCT & VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM -HÒA TAN LÂN

3.1 Nguyên liệu

 - Dư thừa thực vật (đã phơi héo): Rơm, cỏ, lục bình, lá cây... (các xác bã thực vật).
- Phân chuồng: 1/2 thể tích (nếu được).
- Bạt nhựa phủ để giử ẩm và nóng (nên chọn bạt đục, không dùng ny-lông trong).
- Phân Urê (pha 50-200 g/m3, tưới lên rơm rạ, nếu nguyên liệu có C/N > 30).
- Tro bếp (1-2 kg/m3, nếu có).
- Nấm Trichoderma: TRICÔ-ĐHCT (20-30 g/m3)

3.2 Cách ủ





  1. Gom hữu cơ (đã tưới ẩm qua đêm) từng lớp (+ tro bếp) theo đống hoặc ví trong bạt nhựa đục dày kho
  2. ảng 20 cm (vật liệu khô để lớp dưới, ướt lớp trên).
  3. Tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước). Dùng chân đạp để đống hữu cơ được nén dẽ xuống.
  4. Tưới Urea pha loảng (30-150 g/m3, nếu tỷ lệ xác bã thực vật nhiều hơn phân chuồng) và nấm TRICÔ-ĐHCT (20-30 g/m3) lên từng lớp dày 20 cm .
  5. Phủ kỷ bạt nhựa để giữ ẩm
  6. Vun mặt đống ủ thành đống (đáy 2 m, cao # 1,2-1,6 m). Trong mùa mưa nên đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước.
  7. Kiểm tra ẩm độ (40-60%) và nhiệt độ (> 500C) hằng tuần để bổ sung thêm nước hoặc Urea. Cần chú ý tưới nước bổ sung trong 3 tuần đầu để đủ ẩm.
  8. Cần đão đống ủ sau 3 tuần, nhất là khi bị thừa nước (nếu được).
  9. Vào tuần thứ 4, khi đống ủ hạ nhiệt độ còn khoảng 400C (vừa ấm tay), tưới bổ sung vi khuẩn cố định Đạm và Lân: Dùng nọc tre xom thành lổ (6-10 lổ, sâu 40-50 cm), rót dung dịch vi khuẩn (2 lít/m3) vào các lổ.
  10. Đống ủ hoai sau 6-8 tuần (không còn ấm), tùy nguyên liệu.

  HƯỚNG DẨN NUÔI CẤY

VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM & HOÀ TAN LÂN
1. Yêu cầu nguyên liệu
Để nuôi cấy cho 100 lít dung dịch vi khuẩn hòa tan lân và cố định đạm, cần phải có:
- Thùng nhựa 100 lít hay khạp sành rửa sạch
- Đường cát (1 kg ), giấm ăn (1 xị : 250 ml) và 100 g tro bếp (1 tô đầy)
Mỗi loại vi khuẩn nhân nuôi ở một thùng hay khạp riêng (không nuôi chung)
Hình 14: Thực hành nhân giống vi khuẩn cố định N + hòa tan P (để chủng vào đống ủ hữu cơ)
2. Cách thực hiện



1. Tráng nước sôi lên thùng nhựa, khạp sành để sát trùng.
2a. Với vi khuẩn cố định đạm: Nấu 2 lít nước sôi (hoặc nóng khoảng 700C), thêm 1 kg đường cát vào, quậy đều. Sau đó thêm 1 xị giấm ăn vào và quậy đều.
2b.Với vi khuẩn hòa tan lân: Nấu 2 lít nước sôi, thêm đường cát (1 kg) và tro bếp (100 g) đổ vào thùng nhựa hay khạp, quậy đều, để nguội.
3. Đổ thêm dần dần 96 lít nước sạch (cần chú ý để không bị phỏng), quậy đều đến khi nhiệt độ hạ xuống ở nhiệt độ bình thường (lấy tay sờ không nóng).
4. Thêm 1-2 lít dung dịch vi khuẩn đã lên men (đã có trước), quậy đều và dùng bạt sạch đậy miệng thùng (hay khạp), sau đó đậy nắp và dằn gạch lên nắp để không bị bung.
5. Với vi khuẩn cố định đạm mỗi ngày quậy mạnh một lần để tạo độ thoáng khí, giúp vi khuẩn mau lên men.
6. Sau 7 – 10 ngày (khi dung dịch vi khuẩn lên men xong), sản phẩm có thể sử dụng để tưới cho cây trồng
7. Liều lượng: Hòa 10 lít dung dịch lên men trong nước và dùng thùng búp sen tưới cho 1000 m2 cây trồng như rau, màu, cây ăn trái. Đối với lúa, đổ thẳng dung dịch lên men vào ruộng lúa (20 lít/1000 m2).
8. Nên chừa lại phần đáy (10 lít) và nấu nước đường (thêm vừa đủ 100 lít) để nguội bổ sung ủ tiếp cho đợt 2 (100 lít).
Lưu ý: Chỉ nên nhân nuôi vi khuẩn KHÔNG QUÁ BA LẦN
Trích dẫn: Dương Minh-Đại học Cần Thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ-PHÂN DÊ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SẴN CÓ Mở đầu việc tận dụng phân chuồng cho bất kỳ quá trình cải thiện nào ở cây trồng, điều đầu tiê...