Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

KĨ THUẬT NUÔI TRÙNG QUẾ

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN ĐẤT
  1. Phân loại:
Theo nhiều tài liệu trên thế giới có khoảng 3000 loài giun đất. chúng phân bố rộng khắp trên mặt đất. ở Việt Nam theo trung tâm nghiên cứu động vật đất( trường đại học sư phạm Hà Nội) thì chúng ta có thể tìm trên 170 loài. Chúng phân bố rất rộng và có nhiều đặc điểm khác nhau. Một số loài sống trong nước, còn đa số sống ở nơi đất ẩm hoặc nhứng chỗ có thảm thực vật dày. Có những loài rất nhỏ, có thể nặng khoảng 10mg. trong lúc đó, ở Australlian có loài giun rất khổng lồ dài tới 1.4m và nặng gần nửa cân.
Vào những ngày trời mưa to, hoặc những hôm trở trời, thường thấy những con giun lớn bò lên trên mặt đất. chúng to bằng ngón tay út và dài bằng chiếc đũa. Đây là các bác “thợ cày” rất quý báo của chúng ta. Người ta gọi đó là giun khoang. Suốt ngày chúng đào bới trong dất để kiếm thức ăn. Hoạt động đó làm cho đất tơi xốp và tạo nhiều sự biến đổi có lợi cho cây trồng. Cơ thể giun là một ống tròn, một đầu là miệng một đầu kia là hậu môn. Chúng ngoạm đất vào mồm rồi nuốt chửng. khi đi qua các ống tiêu hóa, chất hữu cơ, chất mùn sẽ được đồng hóa, hấp thụ. Sau đó, các chất còn lại sẽ bị tống ra ngoài theo hậu môn. Đó là phân giun. Phân giun là một loại đất rất tốt. chúng tơi xốp và giữ được ẩm độ. Mặt khác, các dạng phân lân và phân kali khó tiêu, sau khi đi qua bụng giun đã trở thành những dạng dễ tiêu mà cây tròng có thể hấp thụ được.
Các loài giun để nuôi phải có hàm lượng đạm cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh, sống trong các điều kiện chật hẹp và mau chóng thích nghi với điều kiện môi trường mới
Trong hang nghìn loài giun, người ta chỉ tìm thấy 6- 7 loài nên nuôi. Mỗi nước lại thích nuôi một loài riêng. Tuy nhiên, loài giun quế còn gọi là loài giun đỏ( Perionyx escavatus) được nhiều nơi ưa nuôi.
  1. Giun Quế
Loài giun quế hay còn gọi là giun mồi câu hay giun đỏ. Chúng có hàm lượng đạm rất cao. Theo nhiều tài liệu trong cơ thể chúng, đạm chiếm 70% trọng lượng khô. Chúng thường ẩn náo dưới các hòn gạch, hòn đá, các miếng gỗ hoặc ngay dưới các lớp phân, rãnh nước cạnh chuồng lợn hoặc chuông trâu. Chúng có thân hình nhỏ, dài khoảng 10- 15cm, thân mảnh như que đạn len và có màu nâu tím, ánh bạc. chúng rất năng động, chui lùn rất nhanh, hai đầu nhọn than hơi dẹp. nếu đếm kĩ ta thấy nó có tới 120 đốt. phía đầu có một cái đai. Người ta gọi đó là đai sinh dục. Đai này nằm ở đoạn đốt thứ 18 đên đốt thứ 22.
Giun quế sinh sản rất nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, chúng tăng theo cấp số nhân. Tuy cơ thể của chúng không lớn nhưng số lượng lai nhiều nên sinh khối tạo ra rât đáng kể. vì vậy nuôi giun quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và các loài thủy sản là rất hợp lý.
  1. Đặc điểm sinh lí
Giun đất thích nơi ấm áp, ẩm ướt và yên tĩnh, sợ ánh sáng và muối. nhiệt độ thích hợp nhất từ 20-30oC trên 35oC thì sinh trưởng kém, dưới 10oC thì hoạt động chậm chạp, ở 50oC thì ở vào tình trạng ngủ. môi trường giun đất sinh trưởng mạnh nhất lòa môi trường trung tính, có độ ẩm từ 60-70%.
Trong tự nhiên giun quế thường sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh nơi có nhiều chất hữu cơ thối rữa và mục nát.

  1. Sinh sản
Trong tự nhiên giun đất sinh sản rất nhanh, gặp điều kiện thuận lợi chúng tăng theo cấp số nhân. Thành phần giun đất biến động trong năm rất rõ rệt.
mùa thu trời mát diệu, kén giun nở nhiều, lượng giun non xuất hiện lớn trong đất ẩm.
Sang đông do thời tiết lạnh, số kén nở bị hạn chế, lượng giun đất con ít dần, số giun trưởng thành nhiều lên.
Sang xuân thời tiết ẩm dần, độ ẩm cao, lượng con non nở từ kén tăng. Cả hai dạng con non và con trưởng thành đều có mặt trong đất ẩm.
Sang mùa hè, mặt đất nóng lên và khô hạn. giun đất trở nên ít dần và trở nên kém linh hoạt hơn. Sau khi đẻ trứng, nhiều con gầy đét rồi chết. Ở nơi khô nhất và nóng nhất trong suốt thời gian hè, hầu như tất cả các giun đất bắt gặp trong tự nhiên đều non, ngoài ra còn lại những kén chhưa nở của giun thành thục đẻ ra trước khi chết. như vậy cuối mùa hè là giai đoạn suy sụp rõ rệt về hoạt động thể chất của giun.
Giun đất có hệ sinh dục lưỡng tính, nhưng phải ghép đôi như những sinh vật đơn tính khác mới sinh sản được. trong thười gian ghép đôi, chúng nhận được tinh dịch từ các cơ thể giun đất khác, con nọ mang tinh dịch của con kia để “chờ “ trứng chín. Sự thụ tinh của trứng và tinh dịch xảy ra trong vòng nhầy bong ra từ đai sinh dục. Khi vòng nhầy tuột khỏi giun đất, tự thắt lại hai đầu thành kén. Kén có màu nâu ddaewtj biệt khi mới đẻ ra và chuyển màu sẫm khi già. Các kén có dạng oval, không bao giờ tròn và thuôn dài. Kén chứa từ 1-20 trứng( trung bình là 7 trứng). phôi phát triển trong kén thong qua giai đoạn ấu trùng. Khoảng 14-21 ngày giun non tự cắn thủng kén để chui ra.

Giun non mới nở ra nhỏ như những mũi kim khâu, dài 6-10mm, màu trắng và dần tối màu sau vài giờ. Sau vài ngày có màu đỏ pha tía,
Trong khoảng 45-75 ngày, giun đất bát đầu phát triển đai sinh dục và đẻ lưa đầu tiên nhưng chưa chưa phải là giun thành thục.
Trong điều kiện nuôi dảm bảo độ ẩm, đày đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp, một giuin quế thành thục có thế sinh sản từ 800-1200 con cháu một năm.


KĨ THUẬT NUÔI GIUN ĐẤT
  1. Chọn địa điểm nuôi
Nuôi giun quế chọn nơi có nguồn nước, không bị ô nhiễm thuốc trừ trừ sâu và các ô nhiễm khác, có thể phòng ngừa các vật có hại như chuột, rắn, kiến, ếch, nháy… nơi nuôi phải có mái che cố định hay tạm thời để che mưa nắng, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, tháo nước và thoáng, độ ẩm thích hợp hợp môi trường thông thoáng, yên tính, có thể nuôi trong nhà hoặc ngoài trời. diện tích nuôi to nhỏ tùy ý có thể từ 0.5m2, hoặc hàng chục hàng trăm mét vuông. Diện tích lớn làm nơi nuôi chuyên nghiệp, nơi diện tích nhỏ làm nghề phụ gia đình. Đất hoang trước hoặc sau nhà, chuồng trại chăn nuôi bỏ không đều có thể tạn dụng nuôi trùng quế.
  1. Làm luống nuôi giun
Các loại thùng gỗ, thùng phi, chậu bồn tắm,…đều có thể tận dụng nuôi giun đất rất tốt. Cách nuôi phổ biến nhất mà nhiều địa phương đang nuôi là làm luống nuôi giun.
Luống nuôi giun có đáy là nền cứng, phẳng. đáy lát gạch, trát vữa xi- măng để thu hoạch giun, dọn vệ sinh dễ dàng,chống đào bới của chuột bọ. đáy hơi nghiêng một chút để dễ dàng thoát nước. sát đáy, về phía thấp làm những cái lỗ hoặc khe ở thành luống để chống đọng nước trong luống. luống có chiều rộng 1m, cao 0.35m, chiều dài phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nơi xây. Nhưng để dễ quản lí và định lượng, cứ 2m chiều dài lại xây một vách ngăn. Bốn mặt luống có thể vây hoặc xây bằng gạch.

Nếu nơi có diện tích rộng có thể xây nhiều luống song song, các luống cách nhau 40-50cm để tiện đi lại chăm sóc và thu hoạch. Với các luống kiểu này chỉ cần làm rãnh thoát nước, chỉ còn bốn phía quanh khu vườn đào các mương nước rộng 30cm, sâu 50cm vừa để thoát nước vừa để làm mương phòng hộ chống kiến ,chuột bọ và những sinh vật khác có hại cho giun đất. Quanh luống nuôi và khu vực nuôi giun nên bắt giàn trồng các loại dây leo, như bí, mướp…để tạo bóng mát cho giun, làm mái che bằng rơm rạ, giấy dầu, là mía để tránh nước mưa, mái che cách luống 1m trở lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ-PHÂN DÊ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SẴN CÓ Mở đầu việc tận dụng phân chuồng cho bất kỳ quá trình cải thiện nào ở cây trồng, điều đầu tiê...