Đồng
là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động
của nhiều loại enzyme và các phản ứng của protein. Đồng
cũng rất cần thiết cho một số quá trình như sinh sản,
sự phát triển của xương đã đươc dự đoán, các chức
năng này phụ thuộc lẫn nhau, nhưng có hai chức năng được
thể hiện rõ nhất trên hai nhóm enzyme: enzyme tyrosinase
(tạo sắc tố), enzyme lylsyloxydases (phát triển những mô
liên kết) (Suttle,1987a; Prohaska, 2006).
Chức năng chống
oxi hóa
Đồng
có thể bảo vệ mô cơ thể chống lại các tác nhân
”stress oxi hóa” có từ các gốc tự do, bao gồm những
sản phẩm sinh ra từ quá trình hô hấp, và nó tương tác
vói nhiều chất dinh dưỡng với tính chất là chất chống
oxi hóa. Bạch cầu trung tính dựa vào hoạt động hô hấp
của tác nhân gây bệnh và chúng tạo ra chất siêu oxi hóa
(O2-) để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thí
nghiệm được thực hiện trong invitro (Jonh and
Shuttle,1987). Hoạt động của enzyme catalase ở gan bị giảm
trong triệu chứng thiếu Cu (Taylor et al., 1988). Enzyme
catalase đồng hóa H2O2 từ những chất
có gốc OH- nguy hiểm, khi có tín hiệu từ tế
bào.
Chức năng hô hấp
Ở
đâu cung có phức hợp haem enzyme, cytochrome c oxidase (CCO),
đáp ứng sự vận chuyển electron trong hoạt động của
chuỗi hô hấp trong việc tạo ra năng lượng cho hoạt
động của tế bào. Sự giảm hoạt động của CCO cũng
là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn, bao gồm sự suy
giảm của bạch cầu trung tính, một thành phần quan trọng
của hệ thống miễn dịch (Jones and Suttle, 1987).
Bảng 2: Chức
năng một số enzyme phụ thuộc vào nguyên tố Cu
Enzyme |
Chức năng |
Kí hiệu (viết tắt)
|
Ghi nhận bệnh học |
Caeruloplasminb (ferroxidase) |
Fe2+ → Fe3+, hence Fe, hence Fe, transport; antioxidant |
Cp
|
Bệnh thiếu máu ( Anaemia) |
Cytochrome c oxidase |
Terminal electron-transfer respiratory chain |
CCO
|
Anoxia (causing neurona degeneration, cardiac hypertrophy) |
Oxidative deamination of diamines and their derivatives |
Oxidative deamination of diamines and their derivatives |
DAO
|
Unknown |
Dopamine-β- monooxygenase |
Catecholamine metabolism
|
DBM
|
Behaviour? |
Hephaestin |
Export of iron from intestine |
HEP
|
Anaemia |
Ferroxidase II |
Iron oxidation |
|
Anaemia |
(Nguồn: Boham
et al, 2002; Prohaska)
Đồng
thì có nhiều ở các đồng cỏ bãi chăn gia súc, có ở
trong thức ăn thô xanh, ngũ cốc, trong các loại thực vật
trưởng thành, với những điều kiện pH trung tính
(McFarlane et al., 1990)
Trong
thức ăn thô xanh thì lá chiếm lượng đồng cao hơn trong
cọng và cành, giảm ở thực vật đã phát triển hoàn
toàn các bộ phận từ 40 đến 60% (Szentmihalyi et al. 1986).
Triệu
chứng thiếu đồng ở dê (thấp hơn 2 mgCu/kg DM/ngày) tăng
lượng kẽm chứa trong gan và buồng trứng, và nó làm
giảm 50% thức ăn đưa vào (Gruen et al. 1986).
Bảng
3: Sự khác nhau về hàm lượng Cu trong một số cơ quan ở
một số loài nhai
Tên động vật
|
Não (mg/kg DM)
|
Gan (mg/kg DM)
|
Lông (mg/kg DM)
|
Nai
|
5.6
|
46
|
5.8
|
Cừu
|
17.0
|
196
|
9.6
|
Dê
|
14.0
|
10
|
4.7
|
Gia súc
|
11.0
|
137
|
7.2
|
(Nguồn:
George F. W. Haenlein)
Có ít tài liệu đã công bố về vấn đề này, người
ta biết rằng khả năng đồng hóa Cu rất thấp, nhưng khả
năng đó không thể dự đoán trước được một cách
chính xác. Underwood nhận xét rằng, chỉ 5-10% Cu trong khẩu
phần là được hấp thu và giữ lại trong cơ thể động
vật; sự giữ Cu trong cơ thể động vật bị giảm do ảnh
hưởng của mức sử dụng rất cao bất thường về Mo
hoặc sulfat. Murty đã tìm được phương trình hồi qui về
mối tương quan của sự giữa Cu với mức sử dụng Cu
theo những số liệu xác định trên 24 cừu trưởng thành
ăn từ 4.2 đến 9.9 mg Cu/24 giờ. Nhu cầu duy trì bằng
3.85 mg/24 giờ đã được xuất phát từ sự sử dụng ứng
với mức giữ lại bằng 0 và đã tính tương đương với
sự sử dụng 7mg Cu/kg DM thức ăn.
Theo tài liệu của Dick thì hàm lượng chung của Cu trong
cơ thể của hai cừu non thiến tương ứng bằng 182 và
228 mg, và cũng theo tác giả thì trong lông cừu chứa
khoảng 5 mg Cu/kg. Theo Cunningham thì nồng độ Cu trong gan
động vật mới sinh cao hơn so vói động vật già. Hàm
lượng Cu trong sữa cừu trung bình bằng khoảng 0.15
mg/lít.
Một số lượng lớn tài liệu tham khảo chỉ ra rằng, sự
thiếu Cu không biến chứng gặp ở cừu nuôi trên bãi
chăn chứa 1- 4 mgCu/kg.
Những dấu hiệu ngộ độc mãn tính đã được phát hiện
ở cừu ăn 30mg Cu trong 24 giờ.
Từ
những kết quả thí nghiệm về nuôi dưỡng cho thấy
rằng, nồng độ thích hợp cho cừu là 5mg/kg DM.
Điều kiện mất diều hòa ở những con cừu non là tình
trạng thiếu Cu. Triệu chứng này xuất hiện sau khi sinh
hoặc một vài tuần khi sinh. Dấu hiệu ghi nhận thong
thường là sự mất điều hòa việc bú sữa của cừu
con. Các cơ của cừu mềm ra không có sựu gắn kết chặt
chẽ với nhau, sự thoái hóa của các bao sợi myelin. Cừu
con có thể bị yếu ớt và có thể chết bởi vì nó
không đủ sức vượt qua khi nuôi dưỡng. Khi cừu mẹ
mang thai mà thiếu Cu trong thời gian dài đó là một điều
kiện ảnh hưởng lên sự phát triển của hệ thần kinh
trung ương của cừu non ( Howell, 1970; Underwood, 1977; Miller,
1979a).
Cừu có thể chịu dựng được sự thiếu Cu lông cừu
phát triển có dạng xơ, rối bời và cứng, lông xếp
không thành nếp, lông có thể kéo dài ra thành chuỗi.
Lông thì không có màu hay thiếu sắc tố lông ở những
cừu có màu lông đen ở những chỉ số trong triệu chứng
thiếu Cu (Underwood, 1977). Điều kiện tương tự đã được
ghi nhận khi xảy ra trên những cừu có lông đen khi sử
dụng Mo với hàm lượng cao. Sự thiếu máu, xương bị
biến dạng và sự không thụ thai nó liên hệ với tình
trạng thiếu Cu ở cừu(Underwood, 1977).
Nhu cầu Cu cho cừu thì liên quan đến chế độ ăn và
cũng liên hệ với yếu tố di truyền, nhu cầu Cu có sự
khác nhau vào tùy vào tình trạng của cừu nó không và
nhu cầu Cu không tùy thuộc vào một điều kiện cụ thể
nào áp dụng. Nồng độ của S và Mo trong chế độ ăn
chính là một nhân tố ảnh hưởng lên nhu cầu của Cu.
Các dạng phức hợp khoáng không hòa tan của Cu làm giảm
sự hấp thu Cu và là tăng nhu cầu của chúng trong khẩu
phần cần được bổ sung. Sự xuất hiện của S đưa đến
ảnh hưởng độc lập phát huy những giá tri sẵn có của
Cu, nhưng S và Mo ảnh hưởng phụ thuộc nhau (Suttle, 1975,
Underwood,1981; Suttle và Field, 1983).
Suttle
và McLauchlan (1976) đã sử dụng công thức sau để ước
tính được hàm lượng Cu được hấp thu.
Cu
(%)= 5.71 - 1.729 S – ln Mo + 0.227 (S*Mo).
Trong
đó: S nồng độ của S trong cỏ(g/kg); Mo nồng độ Mo
trong cỏ (mg/kg).
Nồng độ của Mo và S không vượt quá 4 g/kg và không quá
6 mg/kg DM. nồng độ Zn cao (Campbell và Millis, 1979), nồng
độ Fe, Ca (Millis, 1979a) cũng làm giảm sự hấp thu Cu.
Mặc đù chưa có một nhu cầu nào chính xác cho nhu cầu
của cừu và thường được ước tính dựa vào nhu cầu
tối ưu khi cung cấp cho cừu. trong thực tiễn sử dụng,
ARC (1980) đã ước tính được nhu cầu về nhu cầu Cu cho
cừu. Cừu đang sinh trưởng có trọng lượng từ 5-40kg
thì nhu cầu 1.0 – 5.1 mg Cu/kg DM, nhu cầu duy trì ở cừu
trưởng thành 4.6 – 7.4 mg Cu/kg DM, nhu cầu cho mang thai 6.2
– 7.5 mg Cu/kg DM và nhu cầu cho việc tiết sữa từ 4.6 –
8.6 mg Cu/kg DM.
Theo
đây mức độ Cu là như sau:
Bảng
4: Mức độ sử dụng Cu được Suttle ước tính
Hàm lượng Mo trong khẩu phần (mg/kg)
|
|
Hàm lượng Cu được đề
nghị (mg/kg DM)
|
|
|
Sinh trưởng
|
Mang thai
|
Cho sữa
|
<1.0
|
8-10
|
9-11
|
7-8
|
>3.0
|
17-21
|
19-23
|
14-17
|
(Nguồn:
Suttle, 1983c)
Sự khác biệt giữa nhu cầu và khả năng gây độc của
Cu là rất hẹp. Những lỗi thường gặp khi trộn thức
ăn là sự lặp lại nhiều lần hàm lượng Cu trong thức
ăn kết quả là làm tăng tỉ lệ tử chết do bị ngộ
độc Cu. Mức độ Cu trong thức ăn sẽ phát huy tác dụng
tối đa khi trong chế độ ăn của cừu có hàm lượng Mo
thấp. Nếu hàm lượng Mo thấp dưới mức 1 ppm và thức
ăn khô có chứa 6- 8 ppm Cu cũng không gây triệu chứng ngộ
độc.
Nồng độ của Cu trong máu 0.7 – 1.3 ppm và trong gan là 12
ppm (Pope, 1971). Nồng độ Cu trong gan giúp ích cho việc
chẩn đoán được Cu trong cơ thể cừu. Nồng độ của
Cu trong vỏ thận giúp ích cho việc chẩn đoán được độc
tính của Cu. Dựa vào DM có thể xác định được nồng
độ của Cu để có thể gây độc ở gan không được
quá 500 ppm và ở vỏ thận 80 – 100 ppm (Pope, 1971). Sự
dung huyết, vàng da (có thể nhận thấy ở niêm mạc mắt),
gan và thận có màu đậm là từ kết quả của sự ngộ
độc Cu (Todd, 1969).
Trong điều trị ngộ độc do Cu, sulfate và Mo có thể giải
quyết được tình trạng này. Chế độ ăn cho cừu nếu
chỉ đơn độc là sulfate thì làm giảm rất lượng Cu
trong gan và việc tổng hợp ceruloplasmin (Ross, 1966). Với
khẩu phần ăn với hàm lượng Zn có thể là bảo vệ
chống lại ngộ độc Cu. Với lượng Zn 100 ppm trong khẩu
phần ăn có thể làm giảm việc tích lũy Cu trong gan
(Pope, 1971). Khi hòa tan 100 mg ammonium molybdate và 1 g sodium
sulfate vào trong 20 ml nước và cho uống hàng ngày thì có
hiệu quả lên cho việc điều trị ngộ độc Cu ở cừu
hoặc cho Mo và sulfate vào trong thức ăn cũng có hiệu quả.
Cả hai phương pháp điều trị trên cần 5 – 6 tuần
(Ross, 1966, 1970).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét