Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

VAI TRÒ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG-KHOÁNG COBAN

VAI TRÒ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG-KHOÁNG COBAN
 - Chức năng duy nhất của Co được biết đến là tham giam vào việc tổng hợp vitamine B12 trong dạ cỏ cừu. Do vậy, sự thiếu Co là có sự ghi nhận triệu chứng thiếu vitamine B12. Thiếu Co làm giảm sự ngon miệng và làm giảm tiết nước bọt, làm gầy mòn cơ thể, con vật yếu ớt, mắc bệnh thiếu máu, giảm động dục, giảm khả năng cho sữa và khả năng sản xuất lông (Ammeman, 1981; Underwood, 1981).
- Những cừu trưởng thành triệu chứng thiếu Co xảy ra khi ăn trên đồng cỏ thiếu Co. Khi bổ sung Co 0.08mg Co/ngày bằng đường uống 3 lần trong tuần thì có sự sinh trưởng tối đa. Một vài tháng đầu tiên nếu bổ sung Co với lượng 0.2 mg/ngày thì cũng nhận thấy cừu con sinh trưởng nhanh (Lee và Markton, 1969). Với những cừu được nuôi trong chuồng thì cần bổ sung 0.07 mg/ngày để đảm bảo duy trì hoạt động sinh trưởng bình thường cho chúng. Tuy nhiên, để duy trì lượng vitamine B12 trong huyết tương và trong gan ở mức cao cần phải bổ sung Co là 0.5-1 mg/ngày (Marston, 1970).
Vitamine B12 chứa bên trong dạ cỏ, gan, máu giúp xác định được hàm lượng Co trong cơ thể, lượng vitamnine B12 trong phân cũng tạo những thuận lợi trong việc xác định hàm lượng Co. Anthomy (1970) đã phát triển công thức tính lượng Co đưa vào cơ thể dựa vào hàm lượng vitamine B12 trong phân.
Y= 0.0779X - 0.0757
Trong đó: Y: Thể hiện cho lượng Co đưa vào bằng đường tiêu hóa với dạng thức ăn khô (mg/kg)
X: Nồng độ vitamine B12 trong phân thể hiện bằng mcg/g phân khô.
Trong nghiên cứu ở 7 tháng trước đó thì không có ghi nhận triệu chứng thiếu Co khi cho ăn 0.09 mg Co/kg DM.
Trong ấn phẩm” Nhu cầu dinh dưỡng cho cừu” năm 1975 đã có xác định được nhu cầu của Co là 0.1mg/kg DM, giá trị này được sử dụng cho tất cả các nhóm cừu. Tuy nhiên, những cừu con đang trong quá trình sinh trưởng thì nhu cầu hơi cao. Theo đề nghị của Lee và Marston (1969).
 Cừu ăn thức ăn có chứa Co là 350 mg/100 kg thể trọng trong thời gian ngắn không tìm thấy những ảnh hưởng bệnh. Mức độ Co là 450 mg/100 kg thể trọng được đề nghị là gây độc cho cừu (Becker và Smint, 1951). Theo NRC (1980) đã đề nghị mức Co trong khẩu phần ăn là 10 mg /kg DM là mức chịu đựng tối đa cho gia súc nhai lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ-PHÂN DÊ

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN PHÂN HỮU CƠ SẴN CÓ Mở đầu việc tận dụng phân chuồng cho bất kỳ quá trình cải thiện nào ở cây trồng, điều đầu tiê...